Cũng
giống như mỗi người, khi sinh ra đều có một cái tên được người thân đặt cho và
mang một ý nghĩa nhất định, Doanh nghiệp khi được thành lập cũng như vậy. Tên
Doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của
doanh nghiệp cũng như giá trị thương hiệu của doanh nghiệp sau này.
11. Tên doanh nghiệp là gì?
Theo
quy định hiện hành, Doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam phải có tên tiếng Việt
và có thể có tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.
-
Căn cứ vào Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014,
Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
o
Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình
doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối
với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty
CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”
đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc
“doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
o
Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ
cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu (Tra cứu
tại Danh mục chữ cái và ký hiệu sử dụng trong đặt tên doanh nghiệp/đơn vị phụ
thuộc của doanh nghiệp/địa điểm kinh doanh/hộ kinh doanh – Phụ lục VII-1 Thông
tư 02/2019/BKHĐT Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT
ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh
nghiệp)
Ví
dụ: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ ABC…
-
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là
tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ
La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ
nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Như vậy, tên doanh
nghiệp băng tiếng nước ngoài không thể viết bằng tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản
hay các loại chữ tượng hình khác;
-
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt
từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
22. Một số vấn đề cần lưu ý khi đặt tên
doanh nghiệp
2.1.
Đặt tên doanh nghiệp đảm bảo đúng quy
định pháp luật
-
Đặt tên đầy đủ thành tố: Như đã đề cập ở
trên, tên doanh nghiệp bằng tiếng Việt bắt buộc phải đảm bảo đủ hai thành tố
là: loại hình doanh nghiệp, tên riêng. Hiều một cách tương tự, tên doanh nghiệp
bằng tiếng nước ngoài cũng sẽ có hai thành tố như thế. Ví dụ: Công ty TNHH tiếng
anh sẽ là Limited Company (Cũng có thể ghi là Company Limited);
-
Đặt tên không vi phạm điều cấm:
o
Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với
tên của doanh nghiệp đã đăng ký (xem thêm);
o
Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để
làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp
thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
o
Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống
lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
-
Đặt tên không vi phạm quyền sở hữu công
nghiệp. Vấn đề này được hiểu là Tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp được hiểu là tên riêng của doanh nghiệp trùng hoặc chứa tên thương mại,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ. Tuy nhiên, trong
trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý đó thì doanh nghiệp có thể sử dụng tên riêng đó để đặt tên cho doanh
nghiệp. (xem thêm tại
đây);
2.2.
Đặt tên doanh nghiệp gây ấn tượng
-
Đặt tên doanh nghiệp gợi nhớ đến lĩnh vực
hoạt động
Theo
quy định pháp luật, tên doanh nghiệp không nhất thiết phải hàm chứa các nội
dung liên quan đến ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, việc đặt tên doanh nghiệp gợi nhớ đến lĩnh vực hoạt động chính là một
cách để gây ấn tượng với đối tác. Khi nhắc tới tên doanh nghiệp, người khác có
thể hình dung ra được các loại mặt hàng hay các loại dịch vụ mà doanh nghiệp
cung cấp.
Ví
dụ: Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thưc phẩm có thể đặt tên
có chưa cụm từ “thương mại thực phẩm”
Mặc
dù vậy, việc gợi nhớ đến lĩnh vực hoạt động khi đặt tên doanh nghiệp không có
nghĩa là đưa hết các nội dung hoạt động của mình vào tên doanh nghiệp. Doanh
nghiệp nên lựa chọn lĩnh vực hoạt động chủ chốt sử dụng để đặt tên hoặc sử dụng
các cụm từ có tầm bao quát (các từ Hán Việt)
Ví
dụ: Doanh nghiệp thực hiện cả hoạt động sản xuất và thương mại có thể sử dụng cụm
từ “đầu tư” để chỉ chung cho các hoạt động nêu trên
-
Đặt tên doanh nghiệp không quá dài
Thông
thường khi đặt tên công ty mọi người thường mong muốn có một cái tên công ty đầy
đủ các chức năng và muốn thể hiện hết trên cái tên doanh nghiệp của mình.
Ví
dụ: Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Hoàng Minh
Cái
tên này hay, đầy đủ chức năng, và cho biết được doanh nghiệp kinh doanh về
ngành nghề gì. Tuy nhiên tên này rất dài, khó nhớ cho khách hàng, người tiêu
dùng, và đồng thời cũng gây bất lợi khi giao dịch và thiết kế thương hiệu.
Nếu
chủ doanh nghiệp vẫn thích cái tên trên thì mình có thể rút ngắn lại bằng cách
viết tắt đi chẳng hạn: Công ty TNHH SX TM DV XNK Hoàng Gia. Đó cũng là 1 cách để
mọi người dễ nhớ tên doanh nghiệp của mình hơn mà những chữ viết tắt trên vẫn
hàm ý đầy đủ chức năng của doanh nghiệp mình.
-
Ngoài ra, để gây ấn tượng doanh nghiệp có
thể cân nhắc các yếu tố:
o
Đặt tên công ty cần có âm thanh hài hoà;
o
Đặt tên công ty cô đọng xúc tích và chứa
ít âm tiết: Khi đặt tên công ty và đọc cái tên đơn giản, gọn gàng, cô đọng xúc
tích rất dễ nhớ khi khách hàng nghe lần đầu tiên như Vaio, Sony, Apple,
Samsung....
o
Đặt tên có ý nghĩa cá nhân với chủ doanh
nghiệp
Ví
dụ: Ba cổ đông của doanh nghiệp có tên là Cường, Vượng, Phát thì có thể đặt tên
doanh nghiệp có chưa tên ba người như: Công ty Cổ phần … Cường Vượng Phát.
Đăng nhận xét